Trong những tháng mùa đông, nhiều người có thể cảm thấy căng thẳng do tiền bạc, gia đình, đau buồn và nhiều vấn đề khác. Một số người uống rượu để đối phó với căng thẳng. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism thấy rằng tỷ lệ uống rượu ở Hoa Kỳ tăng lên trong những ngày nghỉ lễ. Trong mùa này, quý vị có thể thực hiện các bước để giảm hoặc bỏ rượu và đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh.
Hãy thử 7 Lời khuyên Sau đây
- Theo dõi lượng rượu mà quý vị uống. Ghi lại lượng rượu mỗi lần trước khi uống.
- Hiểu rõ lượng rượu tiêu chuẩn để quý vị có thể tính lượng rượu mà mình uống.
- Đặt mục tiêu cho bản thân, chẳng hạn như quý vị định uống bao nhiêu ngày một tuần và sẽ uống bao nhiêu rượu trong những ngày đó.
- Tìm những cách khác có lợi cho sức khỏe để giải quyết các vấn đề thay vì uống rượu. Vận động cơ thể bằng cách đi bộ hoặc tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng. Để biết thêm lời khuyên để giảm căng thẳng, hãy truy cập vào trang Thư viện Giáo dục Sức khỏe.
- Tránh những nguyên nhân khiến quý vị uống rượu kể cả khi không muốn. Nếu biết những hành động, thời gian trong ngày hoặc cảm xúc cụ thể làm cho quý vị muốn uống rượu thì hãy lập kế hoạch làm điều gì đó khác đi.
- Lập kế hoạch xử lý việc thôi thúc phải uống rượu. Cố gắng tự nhắc bản thân về các lý do mà quý vị muốn thay đổi thói quen uống rượu hoặc nói chuyện với người mà quý vị tin tưởng.
- Có sẵn quyết tâm và lịch sự nói “Không, cảm ơn” để khi được mời uống rượu thì quý vị có thể nhanh chóng từ chối.
Dietary Guidelines for Americans khuyến cáo chỉ uống tối đa 2 ly một ngày đối với nam và 1 ly hoặc ít hơn trong một ngày đối với nữ. Hơn nữa, một số người không nên uống rượu, chẳng hạn như người mang thai hoặc có kế hoạch mang thai và người dưới 21 tuổi.
Các Dấu hiệu bị Nghiện rượu
Phải thận trọng với tần suất chúng ta uống. Uống rượu có thể trở thành một vấn đề và có thể dẫn đến nghiện rượu. Không lái xe khi đã uống rượu vì có thể sẽ bị phạm tội DUI (lái xe khi say rượu) (bị bắt giữ, phạt tiền, v.v.) hoặc thậm chí là gây tử vong.
Các dấu hiệu phổ biến của chứng nghiện rượu bao gồm:
- Uống nhiều hơn mong muốn
- Khó giảm uống rượu
- Tự gây nguy hiểm cho bản thân, như lái xe khi đã uống rượu
- Vấn đề liên quan đến pháp luật vì uống rượu
- Làm tổn thương các mối quan hệ
- Thay đổi hành động hoặc tâm trạng
- Không quan tâm đến sức khỏe của mình
- Có các vấn đề với công việc và cuộc sống cá nhân
Nguồn lực Hỗ trợ
Nếu quý vị đang vật lộn với việc uống rượu hoặc nghĩ là mình có thể đã nghiện rượu thì luôn có sẵn nguồn lực trợ giúp. Hãy tìm người hỗ trợ và các nguồn lực sau đây:
- Bác sĩ chăm sóc chính (PCP): PCP là bác sĩ chính, trợ lý bác sĩ hoặc điều dưỡng điều trị của quý vị. PCP đảm nhận tất cả các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quý vị. Hãy gọi cho PCP của quý vị và lên lịch hẹn. Quý vị có thể tìm thấy số điện thoại của bác sĩ chăm sóc chính trên thẻ SFHP ID của mình hoặc tìm một nhà cung cấp dịch vụ tại đây.
- Quản lý Chăm sóc Sức khỏe SFHP: Y tá sẽ hỗ trợ trực tiếp để quý vị nhận được dịch vụ chăm sóc phù hợp. Hãy gọi số
1(415) 615-4515. - Carelon Behavioral Health: Nếu có Medi-Cal thì quý vị có thể được bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần chăm sóc miễn phí thông qua Carelon Behavioral Health. Gọi số
1(855) 371-8117 để tìm hiểu thêm hoặc lên lịch hẹn. Quý vị không cần phải có giấy giới thiệu. - San Francisco Behavioral Health Services (SFBHS): SFBHS có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, cai rượu và ma túy. Hãy gọi đường dây 24/7 của SFBHS theo số
1(888) 246-3333 để biết thêm chi tiết. Quý vị không cần phải có giấy giới thiệu. - Treatment Access Program (TAP) Voluntary Unit: TAP có thể kết nối quý vị với các dịch vụ sức khỏe tâm thần và điều trị tình trạng lạm dụng dược chất. Gọi số
1(415) 503-4730 hoặc số miễn cước1(800) 750-2727. - Chăm sóc Nhạy cảm cho Người Vị thành niên: Người từ 12 tuổi trở lên có thể được chăm sóc rối loạn do lạm dụng dược chất mà không cần phải xin phép phụ huynh hoặc người giám hộ. Người vị thành niên không cần phải có giấy giới thiệu. Người vị thành niên có thể trao đổi riêng tư về vấn đề sức khỏe với một người khác 24/7 bằng cách gọi số
1(877) 977-3397. Người vị thành niên cũng có thể trao đổi với bác sĩ qua điện thoại hoặc video bằng dịch vụ Teladoc theo số1(800) 835-2362 hoặc truy cập vào teladoc.com/sfhp.